Qua các chuyên gia thực phẩm chức năng cho biết đi ngược lại dòng chảy chung của ngành Dược: sử dụng dược liệu nhập khẩu Trung Quốc để giảm thiểu chi phí, công ty cổ phần Nam Dược đã lựa chọn hướng đi riêng: xây dựng các vùng trồng dược liệu sạch chuẩn hóa để mang những sản phẩm thật sự an toàn, hiệu quả tới tay người sử dụng.



Dược liệu bẩn: Vấn đề nhức nhối!

Những năm gần đây thực phẩm bẩn với những hiểm họa khôn lường với sức khỏe gây nên một nỗi hoang mang lớn với người tiêu dùng. Tuy nhiên, ít người biết rằng ngay trong ngành dược, cũng tồn tại một mảng tối mang tên “dược liệu bẩn” – tác nhân đã và đang gây nguy hại tới sức khỏe người bệnh không kém thực phẩm bẩn. Dược liệu bẩn là dược liệu không đạt các tiêu chuẩn kiểm nghiệm (không đủ hàm lượng hoạt chất), dược liệu không rõ nguồn gốc, dược liệu chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học (vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng nitrat).

Ở Việt Nam, khi 90% dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, đa phần “dược liệu bẩn” đều có xuất xứ từ đất nước láng giềng này.

Xem thêm: Điều kì diệu từ nhau thai cừu

Khi thanh tra thị trường, trong 65 mẫu dược liệu được kiểm nghiệm có tới 85% mẫu phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng. Chưa kể, dược liệu Trung Quốc được thế giới báo động có thể chứa hàm lượng lớn kim loại nặng như Arsen, chì, thủy ngân, đồng… Tháng 8/2013, Các cơ quan quản lý y tế ở châu Âu lên tiếng cảnh báo, một số loại thuốc Đông y của Trung Quốc có chứa hàm lượng chì, thủy ngân và thạch tín “cao đến mức nguy hiểm”. Cơ quan điều phối thuốc và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của Anh cho hay, các loại thuốc Đông y không đạt chuẩn của Trung Quốc bao gồm cả một số loại dành cho trẻ em.

Không dừng lại ở đó, theo thống kê tỷ lệ dược liệu bị mốc mọt có thể lên tới 15-28%. Nấm mốc không chỉ tiết men phân huỷ hoạt chất trong dược liệu làm giảm chất lượng dược liệu mà còn tiết các độc tố (mycotoxin) đặc biệt là các aflatoxin. Những loại độc tố này không bị phân hủy ở nhiệt độ cao do đó có thể đi vào sản phẩm, gây nên các bệnh như viêm giác mạc, viêm màng trong tim, nhiễm độc gan… cho người sử dụng.

Tuy nhiên, kiểm soát hàm lượng hoạt chất mới là vấn đề tồn đọng, khó giải quyết nhất của dược liệu nguồn gốc Trung Quốc. Kết quả nhiều cuộc kiểm tra gần đây đều cho thấy, nhiều dược liệu bị làm giả hoặc trộn lẫn hoá dược. Nhiều dược liệu đã bị chiết tách hết thành phần thuốc, chỉ còn bã… Cụ thể, kết quả kiểm nghiệm 400 mẫu dược liệu của Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư cho thấy, 60% mẫu chưa đạt chất lượng. Trong đó có tới 20% mẫu dược liệu trộn cả rác, cát, xi măng, tạp chất hoặc ướp hoá chất độc hại để chống mốc, nhuộm màu… Còn năm 2015, Cục Quản lý y học cổ truyền (Bộ Y tế) cũng đã lấy 227 mẫu dược liệu để kiểm nghiệm thì có tới 150 mẫu (66%) không đạt chỉ tiêu so với tài liệu Dược Điển Việt Nam.

Dù chất lượng không đảm bảo nhưng giá cả dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc thường rất rẻ. Đứng trước ma lực của lợi nhuận, nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn nhập khẩu nguồn nguyên liệu này.

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
«
Next
Bài đăng Mới hơn
»
Previous
Bài đăng Cũ hơn

Không có nhận xét nào:

Post a Comment


Top